Những khó khăn khi doanh nghiệp triển khai ERP

Mặc dù ERP đang là một trong những phần mềm quản trị doanh nghiệp hiệu quả và được ứng dụng rộng rãi tại hầu hết tất cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhưng thực tế, doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn nhất định trong quá trình triển khai. 

những khó khăn của doanh nghiệp

Những khó khăn đó là gì? AZ SOFT mời bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây:

Doanh nghiệp chưa có thói quen ứng dụng Công nghệ thông tin:
Phần lớn, doanh nghiệp chưa tận dụng được những tiến bộ trong CNTT vào quản trị doanh nghiệp, hầu như các công đoạn đều được thực hiện thủ công. Chính vì thế, khi quyết định sử dụng phần mềm nhiều doanh nghiệp tự đặt mình vào tình huống khó xử khi phải đào tạo lại toàn bộ quá trình sử dụng CNTT của các nhân viên hay ít nhất là các trưởng bộ phận trong công ty.
Để tránh việc lãng phí trong quá trình sử dụng phần mềm ERP, tốt hơn hết doanh nghiệp nên tiến hành khảo sát hiện trạng sử dụng CNTT trong nội bộ doanh nghiệp kỹ càng để đưa ra những phán quyết chính xác.
Không thống nhất giữa doanh nghiệp và đơn vị cung cấp:

Việc trao đổi, truyền đạt thông tin giữa doanh nghiệp và đơn vị cung cấp giải pháp có thể xảy ra nhiễu, khiến hai bên không hiểu nhau, dẫn đến nhiều trục trặc trong việc triển khai hệ thống ERP. Do quá trình triển khai ERP là một quá trình lâu dài, trong quá trình đó có thể có nhiều vấn đề phát sinh, cũng như có nhiều thay đổi trong doanh nghiệp, vậy nên hai bên phải thông báo cho nhau chính xác và kịp thời để xác định những vấn đề mà cả hai bên đã, đang và sẽ cần hoàn thiện. Nếu nhà cung cấp không thực sự nắm rõ được yêu cầu của doanh nghiệp thì sẽ tư vấn sai cho doanh nghiệp hoặc thiết kế hệ thống ERP không phù hợp với mô hình của doanh nghiệp, từ đó gây lãng phí thời gian, công sức và chi phí của cả hai bên.

Vì thế, doanh nghiệp nên tìm hiểu kĩ lưỡng về hệ thống ERP và chọn nhà cung cấp uy tín và có kinh nghiệm trước khi tiến hành trao đổi. Về phía đơn vị cung cấp, cần tìm ra cách diễn đạt trực quan nhất, dễ hiểu nhất để doanh nghiệp có được cái nhìn chính xác nhất về hệ thống ERP, như vậy việc hợp tác triển khai về lâu dài sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Tiết lộ những thông tin quan trọng:
Để một mô hình ERP thực sự hoạt động có hiệu quả, chủ doanh nghiệp và đơn vị cung ứng cần hiểu nhau đến mức tường minh tất cả mọi thứ, kể cả những thông tin tuyệt mật, những bí mật trong kinh doanh. Chính vì vậy, đây là điều nhiều chủ doanh nghiệp băn khoăn. Vì nếu thông tin bị rò rỉ ra ngoài, doanh nghiệp có thể đánh mất tính cạnh tranh hoặc vị thế của mình, bị sao chép, ăn cắp ý tưởng, giá trị cốt lõi.
Vì vậy, để tiến hành ERP hiệu quả, chủ doanh nghiệp nên lựa chọn những đối tác cung cấp đáng tin cậy và nên đặt niềm tin cũng như chia sẻ với nhà cung ứng tất cả những thông tin liên quan để xây dựng hệ thống.
Khó khăn khi chuyển đổi dữ liệu từ hệ thống cũ sang phần mềm ERP:
Mỗi phần mềm ERP đều xuất hiện dưới dạng một tờ giấy trắng và doanh nghiệp chính là người điền vào chỗ trống đó, tức là chuyển đổi dữ liệu từ hệ thống cũ sang phần mềm ERP.
Lúc này, nhân viên gặp khó khăn trong việc thích nghi với phần mềm mới, họ có thể quay lại thói quen cũ, sử dụng hệ thống cũ để hoàn thành công việc và chỉ cố gắng điền một số dữ liệu vào hệ thống mới để người quản lý xem.
Để tránh điều đó, nhà quản lý nên rà soát lại tất cả các dữ liệu để đảm bảo tính chính xác, có tổ chức và dễ hiểu.
Khó khăn trong quản lý dữ liệu:

Có quá nhiều dữ liệu cần phải quản lý trong một doanh nghiệp, các dữ liệu này thường nằm ở những phòng ban, bộ phận khác nhau nên thường bị phân tán, rải rác nhiều nơi. Điều này đồng nghĩa với việc rất khó kiểm soát các thông tin, dữ liệu trong toàn doanh nghiệp. Bạn có thể bị bỏ lỡ những thông tin quan trọng hay không kịp thời nắm bắt, chia sẻ những thông tin khẩn cấp trong doanh nghiệp của mình.

Khó khăn trong việc tổng hợp báo cáo:
Khó khăn đầu tiên phải kể đến chính là những khó khăn trong việc kiểm soát báo cáo tài chính – kế toán. Báo cáo các khoản thu – chi, doanh thu, lợi nhuận,…. yêu cầu phải cập nhật và tổng hợp theo từng ngày, từng tuần với số lượng không hề nhỏ.
Nhà quản trị phải nắm rõ và theo sát các báo cáo này để kịp thời đánh giá, phân tích tình hình kinh doanh của công ty và đưa ra những chiến lược phù hợp. Công tác quản lý tài chính nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp từ việc quản trị nguồn vốn có hiệu quả. Nhưng với số lượng báo cáo lớn mỗi ngày, đây không phải là điều dễ dàng đối với nhà quản trị.
Nhân sự chưa được đào tạo về hệ thống:

Phần mềm ERP sẽ hiệu quả khi người sử dụng hiểu được hệ thống, vì vậy một trong những thách thức chính doanh nghiệp của bạn phải đối mặt đó là đảm bảo các nhân sự của mình được đào tạo kỹ càng về hệ thống. Việc triển khai thành công hệ thống ERP của bạn sẽ khả thi hơn nhiều nếu nhân viên của bạn đặc biệt là các trưởng bộ phận được đào tạo đầy đủ và đảm bảo họ có động lực sử dụng phần mềm ERP

Gợi ý nhà cung cấp phần mềm ERP chất lượng 

Hiện nay có nhiều nhà cung cấp phần mềm ERP uy tín cho doanh nghiệp có thể lựa chọn như: SAP, Oracle, Microsoft, Info… Tuy nhiên nếu doanh nghiệp bạn muốn tìm kiếm nhà cung cấp giải pháp ERP chuyên sâu cho ngành linh kiện điện tử thì AZ SOFT là đơn vị phù hợp.

Với đội ngũ chuyên gia có chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm, AZ SOFT xây dựng và phát triển các giải pháp cho các nhóm ngành có tính chuyên sâu. Đây là giải pháp được thiết kế theo đặc thù hoạt động của doanh nghiệp.

Phần mềm kế toán ERP
Kết luận

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, bạn đã có thể lựa chọn được nhà cung cấp phần mềm ERP cho doanh nghiệp của mình. Nếu bạn cần tư vấn triển khai hệ thống ERP bởi đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0903.111.632 để được tư vấn.

Scroll to Top
0903111632
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon